Cách phòng bệnh cho vịt con – Trong các loại gia cầm, vịt được xếp vào loài có khả năng thích nghi môi trường sống tốt nhất. Tuy nhiên, sự thay đổi thất thường của môi trường trở thành bất lợi khiến chúng không kịp thích nghi. Nhiều căn bệnh về vịt từ đó sinh sôi nảy nở với tốc độ lây lan rất nhanh. Vịt có ngày tuổi ít, đề kháng thấp lại càng dễ mắc bệnh. Bài viết dưới đây, Đá Gà Trực Tiếp Hôm Nay xin chia sẻ đến mọi người cách phòng bệnh cho vịt con hiệu quả nhất.

▶️ Đá Gà Trực Tiếp Hôm Nay Ngày 28/09/2023
▶️ Đá Gà CỰA DAO Trực Tiếp Hôm Nay Ngày 28/09/2023
▶️ Đá Gà THOMO Trực Tiếp Hôm Nay Ngày 28/09/2023
Kỹ thuật úm vịt xiêm con
Vịt có phát triển tốt ngoài yếu tố giống nuôi chất lượng, nguồn gốc rõ ràng thì việc úm đúng kỹ thuật cũng là cách phòng bệnh cho vịt con. Cách úm vịt xiêm con không phức tạp, cần đảm bảo các điều sau:
- Chuồng, quây úm có thể bằng cót ép, tôn…che kín gió. Nên để xa chuồng vịt trưởng thành tránh lây nhiễm bệnh.
- Duy trì nhiệt độ phù hợp trong khi úm, đảm bảo đủ độ ấm cho vịt con. Khi bắt đầu thì thường để nhiệt độ ở mức 32 – 34 độ C, vài ngày sau thì giảm dần.
- Thời gian đầu vịt phát triển khá nhanh, người nuôi cần theo dõi thường xuyên để nới rộng quây, tạo đủ không gian cho chúng vận động.
- Cho ăn nhiều lần trong ngày, nên rải lớp mỏng để thức ăn luôn được mới.
Cách phòng bệnh cho vịt con thông qua việc cho ăn
Cách phòng bệnh cho vịt con như thế nào? Nguồn gốc của dịch bệnh không chỉ xuất phát từ môi trường sống, thời tiết mà còn ở cả nguồn thức ăn. Cách cho vịt ăn cần chú ý những điều sau:
- Nước uống: Nên dùng máng nông, tránh chọn cái quá sâu vì khi vịt nhúng mỏ vào sẽ dễ bị đuối nước. Thường xuyên thay nước trong máng để đảm bảo chúng không bị bệnh do uống nước bẩn.
- Thức ăn: Để đồ ăn ở nơi thoáng mát, khô ráo tránh bị ẩm mốc rất dễ sinh bệnh. Trước khi cho ăn cần dọn sạch đồ ăn cũ trong máng, rửa máng thường xuyên. Không nên cho vịt ăn những đồ ăn không phù hợp, thức ăn thừa từ con vật khác.
Ngoài ra, chuồng trại cần đảm bảo vệ sinh, quét dọn thường xuyên. Cách vài ba ngày nên thay chất độn chuồng một lần, vì để lâu sẽ là mầm mống sinh bệnh. Giữ chuồng luôn khô ráo, thoáng mát, rải vôi, xịt khử khuẩn định kỳ.
Cách phòng bệnh cho vịt con bằng vacxin
Khâu quan trọng không thể thiếu trong cách phòng bệnh cho vịt con chính là tiêm ngừa vacxin phòng bệnh. Vậy các bệnh nào thường gặp ở vịt nhất ?
Các bệnh thường gặp ở vịt
Trang bị đủ kiến thức về các loại bệnh là một trong những cách phòng bệnh cho vịt con hiệu quả nhất. Hiện nay, các bệnh thường gặp ở vịt chủ yếu như:
Bệnh viêm gan
Do virus picorna gây ra có thể lây qua thức ăn, nước uống, vết thương hở. Có 3 thể gây bệnh viêm gan vịt trong đó thể thứ I là phổ biến nhất.
Các triệu chứng là vịt quẫy đạp giống như đang bơi, chết nhanh xác chết ưỡn cong người. Đầu, chân hướng về phía sau. Con vật ủ rũ, nằm vật một chỗ, di chuyển khó, đầu vẹo sang một bên.
Lứa tuổi thường mắc bệnh viêm gan nhất là vịt dưới 6 tuần tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn 1- 3 tuần tuổi.
Trị bệnh:
- Chích kháng thể viêm gan vịt theo liều lượng 1ml/ con.
- Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng Vinadin, Chlorine dioxide,… pha theo liều lượng.
- Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Thuốc trị khẹc vịt hoặc Colivinavet hoặc Antidiarrhoea hoặc Gentatylodex oral hoặc Ampicoli fort Vina colidox pha theo liều lượng của nhà sản xuất.
- Dùng thêm thuốc bổ trợ như B.Complex + Vinamix 200 + Stress-bran theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh giun chỉ – cách phòng bệnh cho vịt con
Do giun chỉ ký sinh vào dưới da của vịt, chủ yếu là ở 2 phần hàm dưới, tập trung nhiều lại hình thành cục u. Mổ khám trong các cục u này sẽ thấy những búi giun quấn lại với nhau, màu hồng. Vậy cách phòng bệnh cho vịt con do giun sán như thế nào?
Triệu chứng bệnh: thấy sưng phù đầu, mắt, miệng rồi lan rộng dần tới cổ, cuống lưỡi,… Vịt gầy còm, kém ăn, tăng trọng chậm, gặp khó khăn khi thở.
Điều trị bệnh: phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
- Dùng biện pháp thủ công mổ từng cục u để lấy giun ra. Dùng các thuốc sát trùng như thuốc tím 0,5%, NaCl 5%,… để bôi vào vết thương.
- Có thể tiêm trực tiếp vào khối u một trong những loại thuốc: LEVAMISOL, Diphevit… để trị giun. Hoặc dùng Mebendazol theo hướng dẫn để điều trị.
Bệnh dịch tả vịt
Đây căn bệnh nguy hiểm nhất ở vịt, do virus Herpes gây nên, cần phải có cách phòng bệnh cho vịt con ngay từ đầu. Khi mắc bệnh chúng có các biểu hiện như bỏ ăn, phân loãng màu trắng xanh, chảy nước mũi, ít vận động
Bênh dich tả vịt không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ nhờ vào cách phòng trị để hạn chế dịch phát sinh. Khi thấy vịt có triệu chứng, cần cách ly ngay và tiêu hủy những con bệnh chết.
Chủ động tiêm phòng vacxin dịch tả vịt theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Bệnh tụ huyết trùng vịt
Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, vịt thường chết đột ngột. Tùy theo độc lực của bệnh mà tỷ lệ chết cao hay thấp, thời gian chết nhanh hay chậm.
Khi vừa phát hiện bệnh, phải lập tức dùng một trong những loại thuốc sau: BIO FLODOXY hoặc GENTAMYCIN 10%; hoặc LINSPEC 5/10 hoặc LINCOGEN theo liều lượng hướng dẫn. Tiêm liên tục 3 ngày, đồng thời cho uống thêm điện giải và thuốc hạ sốt.
Sau đó có thể dùng thêm BIO AMOXICILLIN 50% hoặc BIO AMPI COLI MAX; hoặc HANFLOR 20 % ORAL trong 5 ngày để trị dứt điểm bệnh.
Lịch tiêm phòng vacxin cho ngan vịt
Để ngăn ngừa các loại bệnh bùng phát, cách phòng bệnh cho vịt con hiệu quả nhất là người nuôi cần lên lịch tiêm phòng vacxin cho ngan, vịt đầy đủ, đúng định kỳ.
Ngoài ra, vịt nên được bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Người nuôi không nên đến khu vực có dịch, khi vịt có biểu hiện mắc bệnh cần tách ngay ra khỏi bầy.
Trên đây là một số lưu ý trong cách phòng bệnh cho vịt con để đảm bảo chúng tăng trưởng phát triển thuận lợi. Mong rằng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về cách phòng bệnh cho vịt con trong quá trình nuôi. Hãy truy cập website: https://dagatructiephomnay.com để cập nhập thêm nhiều thông tin hơn nhé!